I. Nhựa nguyên sinh là gì?
Hạt nhựa nguyên sinh được tạo ra từ quá trình chưng cất trong các phân đoạn dầu mỏ, hạt nhựa nguyên sinh có màu trắng tự nhiên và có thể kết hợp với các chất tạo màu trong quá trình chế biến sản xuất để ra màu sắc như mong muốn.
Nhựa nguyên sinh có đặc tính mềm dẻo, chịu đàn hồi tốt, chịu nhiệt tốt, không bị cong vênh tuy nhiên mỗi loại nhựa nguyên sinh lại có những đặc tính khác nhau.
1. Một số loại hạt nhựa nguyên sinh phổ biến
1.1 Hạt nhựa PA
Nhựa PA (viết tắt của Polyamide) là một loại Polymer xuất hiện cả ở tự nhiên và nhân tạo. Nhựa nguyên sinh PA là một trong những loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bởi nó có những đặc tính ưu việt.
- Nhựa PA chống va đập cực tốt và có độ bền hóa học cao.
- Chịu được nhiệt độ thấp và cách điện tốt
- Nhiệt độ nóng chảy cao, chịu nhiệt tốt và có tính tự bôi trơn.
- Chịu ẩm tốt, chịu mài mòn tốt
- Hệ số ma sát thấp
- An toàn với thực phẩm
- Độ bền trong dung môi hữu cơ tốt
1.2 Hạt nhựa PP
Nhựa PP (viết tắt của Polypropylene) là một loại polymer là sản phẩm của phản ứng trùng hợp Propylen. Nó có đặc tính dưới đây:
- Hạt nhựa PP không màu, không mùi, không vị, không độc. Khi sản xuất sản phẩm từ những hạt nhựa nguyên sinh PP, nhà sản xuất pha trộn thêm các hạt tạo màu để tạo ra các thành phẩm có màu sắc bắt mắt hơn.
- Nhựa nguyên sinh PP có độ bền cao, khá cứng, không bị kéo giãn. Nhựa PP có tính bền nhiệt cao nhất trong số tất cả các loại nhựa, chúng có thể chịu được nhiệt độ từ 1300C – 1700C.
- Hạt nhựa PP khi được đốt cháy sẽ có ngọn lửa màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo và có mùi gần giống cao su. Vậy nên, khi quay những sản phẩm làm từ nhựa PP trong lò vi sóng, bạn chỉ nên quay từ 2-3 phút, không nên quay quá lâu.
3. 1 Hạt nhựa ABS
Nhựa ABS có tên đầy đủ là Acrylonitrin Butadien Styren, có công thức hóa học (C8H8· C4H6·C3H3N)n. Hạt nhựa ABS là một trong những hạt nhựa nguyên sinh và được người tiêu dùng ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay.
Đặc tính của nhựa ABS
- Nhựa ABS rất cứng, nhưng không giòn, chịu va đập tốt.
- Nhựa nguyên sinh ABS cách điện, không thấm nước, bền với nhiệt độ và hóa chất vì vậy không làm biến dạng sản phẩm.
II. Nhựa tái sinh là gì?
Nhựa tái sinh là loại nhựa được sử dụng các loại rác thải nhựa được thu gom lại từ những sản phẩm nhựa được tạo ra từ nhựa nguyên sinh, hoặc những sản phẩm nhựa từ nhựa tái sinh và thu gom lại để sử dụng tái đi tái lại nhiều lần.
Nhựa được nghiền nhỏ, làm sạch, làm khô và nung chảy. Sau đó, hỗn hợp nhựa được chuyển qua máy đùn, ép nhựa chuyển thành dạng sợi bún hoặc dạng hạt nhựa.
1. Các loại nhựa tái sinh trên thị trường
Nhìn chung các loại hạt nhựa tái sinh cũng tương tự nhưng hạt nhựa nguyên sinh nó chỉ khác nhau ở chất lượng và giá thành.
1.1 Nhựa HPDE
Nhựa HPDE là từ viết tắt của High Density Popyethylene, HDPE có đặc tính là bền, không rò rỉ chất lỏng, không bị oxy hóa hoặc kiềm hóa. Không bị bạc màu, chịu nhiệt tốt, không rão.
Ngoài ra, chúng có khả năng chịu lửa ở nhiệt độ 327oC, chịu được áp lực và độ va đập tốt. chính vì thế nó thường được sử dụng để đúc nên những tấm pallet
1.2 Nhựa tái sinh PVC
là tên viết tắt của hạt nhựa tái sinh Polivinyl clorua được tái sinh từ ống nhựa PVC, tấm cứng, ống dẫn dầu, phích cắm điện…. Trong quá trình tái chế, nhựa PVC được pha trộn với một số phụ gia như chất ổn nhiệt, các loại tác nhân: hấp thụ UV, bôi trơn, hóa dẻo, trợ gia công, tăng cứng, chống va đập, chống cháy, bột nở để phù hợp với tính năng của từng loại sản phẩm.
1.3 Nhựa tái sinh PP, PE Thường được sử dụng làm bao bì, túi ni-long màng phủ công nghiệp
III. Phân biệt nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh
Bằng mắt thường chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt được nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh.
Nhựa nguyên sinh luôn cho ra những sản phẩm mềm mịn, sáng bóng thường sử dụng cho những sản phẩm cao cấp có yêu cầu về các chứng chỉ an toàn thực phẩm… thường có độ bền cao, khá là cứng không bị bóp méo, chịu nhiệt tốt.
Nhựa tái sinh có chứa nhiều tạp chất nên màu sắc đục, không đều, bề mặt sần sùi không bóng mịn thường được sử dụng sản xuất ông thoát nước đồ gia dụng, các sản phẩm giả gỗ.
IV. Ưu nhược điểm của nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh
Qua thông tin ở trên thì rõ ràng nhựa nguyên sinh sẽ tốt hơn rất nhiều so với nhựa tái sinh, nhưng tùy từng mục đích cụ thể mà sử dụng hạt nhựa nguyên sinh hay tái sinh cho phù hợp, chúng ta cùng đi phân tích ưu và nhược điểm củ nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh nhé:
1. Ưu điểm nhược nhựa nguyên sinh
Ưu điểm
– Nhựa nguyên sinh dường như nổi trội hơn về mặt thiết kế và hình dạng phù hợp. Vì không có sự thay đổi trong cấu trúc phân tử, khi nhiệt và áp suất được áp dụng trong sản xuất.
– Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm nhựa có độ bền và tính thẩm mỹ cao, thì nhựa nguyên sinh có thể là một sự lựa chọn tốt hơn so với nhựa tái chế.
Nhược điểm
Việc chai nhựa nguyên sinh được chất đống tại các bãi chôn lấp rác đang là một mối quan tâm lớn.
– Việc sử dụng và khai thác ngày càng nhiều nhiên liệu hóa thạch để sản xuất nhựa nguyên sinh cũng đáng báo động và gây nguy hiểm cho môi trường.
– Chi phí cao hơn so với nhựa tái sinh
2. Ưu nhược điểm nhựa tái sinh
Ưu điểm:
– Giúp giảm phát thải khí nhà kính
– Tiết kiệm chi phí cho nguyên liệu sản xuất
– Vì đây là loại nhựa sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần nên không cần phải khai thác nhiên liệu từ thiên nhiên
Nhược điểm:
– Hộp đựng thức ăn và chai nhựa đựng nước uống khi được tái chế cần phải trải qua quá trình làm sạch kỹ lưỡng. Đồng thời, chúng cần được khử nhiễm để loại bỏ tạp chất, mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, bụi bẩn, mực nhãn, chất phụ gia và các vật liệu lạ khác nếu có.
– Còn nhiều thách thức và nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc nhựa tái chế được sử dụng trong đóng gói thực phẩm.